Khi đến chu kỳ kinh nguyệt, phụ nữ thường xuyên phải nhận những điều khiến cho họ cảm thấy khó chịu vô cùng, vậy làm cách nào để có thể thoát khỏi tình trạng khó chịu trong ngày đèn đỏ ấy? Bạn hãy cùng xem bài viết dưới đây nhé!
Mụn trứng cá là nỗi ám ảnh của chị em trong kỳ đèn đỏ. Ảnh: dr-spiller.com
1. Mụn trứng cá
Theo Womansday, trong kỳ kinh nguyệt, hormone thay đổi khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh, nhất là vùng chữ T. Sự tăng hoạt động của tuyến bã nhờn kết hợp với tác động của vi khuẩn sẽ dẫn tới hình thành mụn trứng cá. Những người da nhờn có thể gặp mụn bọc, mụn mủ. Hiện tượng mụn trứng cá sẽ giảm dần trong 5 - 7 ngày sau chu kỳ.chua benh lau bang thuoc dong y
Cách xử lý: Để giảm sự xuất hiện của mụn trứng cá trong ngày đèn đỏ, bạn gái nên rửa mặt bằng sữa rửa mặt thích hợp, thường xuyên tẩy da chết và chú ý thực hiện chế độ ăn lành mạnh, hạn chế chất kích thích (cà phê, rượu bia, thuốc lá...). Trong khoảng 1 tuần trước kỳ kinh nguyệt, bạn gái nên ngủ nhiều hơn 1 giờ so với ngày thường và chú ý đảm bảo chế độ ăn nhiều rau xanh hoa quả để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.
2. Đau bụng, đau lưng
Cơ thể trong kỳ kinh nguyệt thường mệt mỏi và dễ tổn thương hơn do sự thay đổi nội tiết tố Prostaglandin (hormone thúc đẩy tử cung có bóp để đẩy nội mạc tử cung ra ngoài) hoặc do dư thừa prostaglandin gây co thắt nặng, dẫn đến đau lưng, đau bụng.
Trong hầu hết trường hợp, cơn đau thường nhẹ, âm ỉ và chấm dứt sau 1-2 ngày, tuy nhiên một số người bị đau dữ dội gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và công việc.
Cách xử lý: Theo một nghiên cứu, việc luyện tập yoga có thể giảm các cơn đau trong kỳ đèn đỏ. Ngoài ra, bạn gái có thể chườm nước ấm để làm giảm cơn đau tức thì.
3. Tăng cân
Hormone thay đổi có thể khiến cơ thể bạn gái giữ nước trong thời kỳ đèn đỏ. Do vậy, một số người cảm thấy cân nặng tăng nhẹ trong những ngày này.
Cách xử lý: Uống đồ uống lợi tiểu hoặc tập yoga tích cực để thúc đẩy cơ thể bài tiết nhiều hơn.
4. Mệt mỏi, đau đầu
Hầu hết phụ nữ cảm thấy mệt mỏi, uể oải trong kỳ kinh nguyệt. Các hormone prostaglandin gây ra co rút ở cơ bắp cũng có thể tấn công các dây thần kinh trong đầu, dẫn đến chứng đau nửa đầu và sự mệt mỏi kéo dài trong ngày đèn đỏ.
Cách xử lý: Để giảm bớt những cơn mệt mỏi đau đầu, bạn gái cần ngủ đủ 7-8 giờ mỗi đêm. Khi thức dậy, bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng giúp cơ thể thư giãn và tăng sản xuất endorphins. Ngoài ra, một số thực phẩm có tác dụng bổ máu như thịt bò, ức gà, hạt bí đỏ, gan, các viên uống bổ máu… có thể giúp giảm bớt sự mệt mỏi "hàng tháng" của chị em.
đái dắt ở phụ nữ
Trước ngày đèn đỏ, nồng độ hormone cortisol tăng cao - một loại hormone làm tăng đường huyết và kháng miễn dịch, khiến bạn luôn có cảm giác thèm ăn đồ ngọt, thực phẩm béo.
Cách xử lý: Để thỏa mãn cơn thèm ăn trong ngày đèn đỏ, bạn nên chuẩn bị các loại thức ăn lành mạnh như hoa quả, rau củ giàu vitamin và chất xơ. Bạn nên hạn chế dùng thực phẩm chế biến sẵn và chứa nhiều muối trong thời điểm này. Bởi chúng có thể khiến tình trạng giữ nước của cơ thể trầm trọng hơn.
6. Nhạy cảm quá mức
Theo một thống kê, khoảng 20 - 30% phụ nữ nhạy cảm hơn với những biến động nội tiết tố (xảy ra giữa chu kỳ rụng trứng hàng tháng). Sự biến động này có thể khiến não giải phóng cách chất kích thích những cảm xúc tiêu cực dẫn đến tình trạng suy sụp hoặc dễ xúc động, ví dụ: khóc khi xem các cảnh phim buồn, theo Tiến sĩ Teri Pearlstein, Đại học Y Alpert, Mỹ.
Cách xử lý: Để giảm bớt sự nhạy cảm này, bạn gái cần tăng cường bổ sung tiêu thụ các loại ngũ cốc nguyên hạt và rau xanh với mục đích giữ lượng đường trong máu ổn định, từ đó giúp điều tiết những bất ổn của tâm trạng.
7. Đầy hơi
73% phụ nữ cho biết họ nhận thấy các triệu chứng khó chịu trong đường tiêu hóa trước và trong thời kỳ kinh nguyệt. Tử cung co bóp khiến cơ quan tiêu hóa bị tác động và dẫn đến các triệu chứng đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn...
Cách xử lý: Ăn các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 như cá hồi, quả óc chó có thể dập tắt chứng đầy hơi, chướng bụng liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét